Sắp tới, các thí sinh sẽ có thời gian để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH 2020. Khi nào nên thay đổi nguyện vọng và sắp xếp như thế nào để chắc chắn đỗ vẫn là điều mà nhiều thí sinh băn khoăn.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Thí sinh nên nhớ rằng vì cơ hội thay đổi nguyện vọng chỉ có 1 lần nên thí sinh cần suy nghĩ cẩn thận. Bạn chỉ nên điều chỉnh nguyện vọng lại khi:
1, Trường hợp 1: Điểm thi rất cao
Nếu điểm thi cao hơn nhiều so với dự kiến của mình, cao hơn mặt bằng chung của các thí sinh, bạn có thể mạnh dạn để nguyện vọng 1,2 là trường TOP có ngành mà mình đặc biệt yêu thích. Chú ý nên để tầm 2 nguyện vọng đầu là những ngành và trường mình rất muốn học để tránh rủi ro. Các nguyện vọng tiếp theo có thể là những trường TOP giữa có đào tạo ngành mình yêu thích.
2, Trường hợp 2: Điểm thi ngang bằng, gần bằng hoặc hơn 1 chút điểm chuẩn các năm trước của ngành đã chọn
Ở trường hợp này:
3. Trường hợp 3: Điểm thi thấp
Nếu điểm thi không như ý muốn, thấp hơn so với mặt bằng chung, thấp hơn quá nhiều so với điểm chuẩn của ngành - trường đó,
PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng điểm thi năm nay cao. Thí sinh cần so sánh kết quả thi của mình và mặt bằng chung điểm năm nay để có thông tin tham khảo. Các em có thể "ảo tưởng" về khả năng đỗ đại học nếu so sánh điểm chuẩn tương ứng với năm trước.
Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khuyên thí sinh cân nhắc trong việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học.
"Một số ngành điểm chuẩn năm nay sẽ cao hơn năm ngoái 3,4 điểm", PGS Dũng nhận định.
Ông khuyên thí sinh có điểm thi từ 24 trở xuống nên đăng ký khoảng 10 nguyện vọng. Trong đó, ba nguyện vọng đầu ưu tiên cho ngành mình yêu thích nhất ở trường top trên. Nguyện vọng giữa dành cho ngành có điểm chuẩn năm ngoái ngang điểm thi hiện tại. Nguyện vọng dự phòng dành cho ngành top dưới.
Khi điều chỉnh nguyện vọng, TS Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, đưa ra 4 lưu ý cho thí sinh.
Ngay khi có điểm thi và phổ điểm, thí sinh nên xem lại điểm chuẩn các ngành yêu thích ở năm trước. Điểm thi cao là tình trạng chung, thí sinh không nên quá lo lắng.
"Ngoài điểm chuẩn, thí sinh nên để ý ngành nào trường thông báo xét tuyển bổ sung nhiều đợt (bằng điểm thi) ở các năm trước. Những ngành đó được ít thí sinh quan tâm nên điểm chuẩn không cao, cơ hội trúng tuyển lớn", TS Lưu chia sẻ.
Một điều rất quan trọng, thí sinh phải biết và hiểu ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển do các trường công bố.
"Có thí sinh sau khi điều chỉnh vẫn giữ nguyên nguyện vọng biết chắc sẽ trượt. Điểm thi của các em không bằng hoặc cao hơn sàn xét tuyển của ngành đó nhưng không đổi nguyện vọng", trưởng phòng đào tạo ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho hay.
Theo TS Lưu, trường đại học đưa ra ngưỡng xét tuyển cho mỗi ngành đã căn cứ trên điểm chuẩn dự kiến. Những thí sinh có điểm thi cao hơn điểm sàn hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển.
Ngoài ra, thí sinh còn có thể tìm thấy "chỉ dẫn" quan trọng, đáng tham khảo từ điểm chuẩn xét bằng học bạ của ngành yêu thích.
Ông Trần Thiện Lưu cho rằng, mức so sánh điểm thi và điểm học bạ hoàn toàn khác nhau. Điểm chuẩn học bạ của một ngành cao vượt trội chứng tỏ ngành đó có sức hút. Nhiều khả năng điểm chuẩn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ cao.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.