Lịch sử là môn học đòi hỏi tư duy cao, nên học sinh cần chăm chỉ và có phương pháp học tập phù hợp, nhằm đạt kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
LIKE VÀ THEO DÕI FANPAGE TUYỂN SINH SỐ (HTTPS://WWW.FACEBOOK.COM/TUYENSINHSO/) ĐỂ CẬP NHẬT THÊM NHIỀU TIN TỨC TUYỂN SINH, TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ, ÔN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN TUYỂN SINH MIỄN PHÍ. |
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trò chuyên với cô Quan Thị Vân – giáo viên Trường THPT Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Nhận diện từ khóa
* Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, theo cô thời điểm này, giáo viên cần lưu ý gì trong quá trình dạy – học?
- Tôi cho rằng, giáo viên cần tiến hành ôn luyện theo các chuyên đề ôn thi theo kế hoạch đã định; kết hợp tổ chức kiểm tra, thi thử để khảo sát chất lượng học sinh. Qua đó sàng lọc các đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy và ôn luyện phù hợp, hiệu quả.
Đồng thời, giáo viên cần phụ đạo nhiều hơn cho những học sinh có học lực yếu, kém. Mặt khác, tăng cường bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
* Cô có lưu ý gì đối với học sinh trong quá trình ôn tập ở giai đoạn nước rút?
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, đây là thời điểm gấp rút, nên học sinh cần tập trung cho các hoạt động ôn tập để nắm vững kiến thức, tạo tâm lý vững vàng bước vào kỳ thi để đạt kết quả cao nhất. Căn cứ vào đặc điểm và khả năng nhận thức của mình, các em tự tìm ra cho mình phương pháp hữu hiệu nhất.
Điều quan trọng là, các em cần lập kế hoạch cá nhân, phân phối thời gian hợp lí cho từng chuyên đề ôn tập. Ngoài tài liệu trắc nghiệm do giáo viên cung cấp, các em có thể tự luyện đề qua các kênh ôn tập có độ tin cậy cao.
* Nhiều giáo viên thường hướng dẫn học sinh học và làm bài thi theo “mẹo”. Theo cô có nên khuyến khích việc này?
- Để làm tốt bài thi, ngoài việc nắm vững kiến thức trọng tâm và rèn các kĩ năng làm bài thi, thì việc làm bài theo “mẹo” cũng là một cách nên khuyến khích vận dụng.
Chẳng hạn như: Tìm từ khóa trong đề thi để xác định nội dung trọng tâm câu hỏi. Không tập trung quá nhiều thời gian vào câu khó, câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Đọc kĩ đề, tìm ra phương án trả lời nhanh và đúng nhất.
Ngoài ra, các em cần biết cách loại trừ phương án sai đối với những câu không nhớ chính xác phương án trả lời. Cụ thể, thay vì tìm phương án đúng, các em có thể tìm phương án sai để loại trừ, càng nhiều phương án càng tốt, đến khi nhận thấy phương án khả thi nhất thì lựa chọn đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Bí quyết để đạt điểm cao
* Cô có lưu ý gì cho học sinh khi làm bài thi để đạt điểm cao?
- Để làm bài thi đạt điểm cao, các em cần lưu ý một số điều sau: Thứ nhất: Phân biệt một số dạng câu hỏi thường gặp. Trên cơ sở đó có, xác định các phương án trả lời cho từng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Các câu hỏi thường gặp như: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu bằng hình thức điền vào ô trống những kiến thức đúng.
Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo cách: Sự kiện nào có trước, có sau, sự kiện nào quyết định sự kiện nào, sự kiện nào là nguyên nhân, sự kiện nào là hệ quả...
Ngoài ra, còn có dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định khi câu hỏi cố tình sai buộc thí sinh nêu quan điểm khoa học trước các câu hỏi như vậy.
hứ hai: Thí sinh đọc tất cả các câu hỏi và đáp án có trong đề thi, từ đó xác định các câu hỏi dễ để trả lời trước, không cần theo thứ tự.
Không dừng và mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi nào đó mà phải phân phối thời gian đều và hợp lí để đủ thời gian tiến hành giải quyết hết 40 câu trong đề thi, thời gian trung bình cho mỗi câu chỉ khoảng 1,25 phút.
Thứ ba: Trong quá trình làm bài cần đọc kĩ đề, xác định (gạch chân) từ khóa trong đề để hiểu rõ yêu cầu của đề. Đây là khâu hết sức quan trọng để các em không bị lạc đề trong quá trình làm bài.
Thứ tư: Đối với những câu hỏi thí sinh không nắm chắc hoàn toàn kiến thức thì có thể thực hiện phương án loại trừ như đã nói ở trên.
Tuy nhiên, trong quá trình ôn luyện và thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử, để đạt được điểm cao cần hội tụ đủ các yếu tố khách quan, chủ quan; trong đó bao gồm cả yếu tố may mắn.
Xem thêm: |
Nguồn theo Giáo dục Thời đại
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.