Thí sinh chú ý những lỗi sai thường gặp dưới đây để tránh mắc phải và bị trừ điểm một cách đáng tiếc.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Theo đó, đa phần học sinh thường bị mất “điểm oan” vì những lỗi sau đây:
Thứ nhất, lỗi xác định sai từ khóa trong câu hỏi phần Đọc hiểu, dẫn đến trả lời sai (bị trừ 0,5 - 1,0 điểm).
Thứ hai, lỗi không đảm bảo đúng hình thức và cấu trúc của đoạn văn nghị luận xã hội (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).
Thứ ba, lỗi không đảm bảo đúng hình thức và cấu trúc của bài nghị luận văn học (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).
Thứ tư, mắc các lỗi chính tả, dập xóa, diễn đạt, trình bày (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).
Thứ năm, lỗi xác định sai yêu cầu của câu hỏi trong đề dẫn đến viết lạc đề, có thể bị 0 điểm.
Bên cạnh việc đưa ra những kiến thức, kĩ năng giúp học sinh ôn luyện trước khi thi tốt nghiệp THPT sắp tới, thầy Phạm Hữu cường cũng dành một số lời khuyên đến các sĩ tử:
"Các em cần lên kế hoạch sinh hoạt điều độ, đi ngủ trước 12 giờ đêm, buổi sáng nên dậy từ 4 giờ 30 phút để học, buổi trưa tranh thủ ngủ từ 15 đến 30 phút, ăn uống sinh hoạt điều độ để giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị tâm lí thật tốt cho kì thi".
PHẦN ĐỌC HIỂU chiếm 3 điểm, thường gặp các dạng như văn bản nghị luận hoặc thơ, các văn bản này thường nằm ngoài chương trình sách giáo khoa.
Câu 1 thường chiếm khoảng 0,5 điểm, mức độ kiến thức là nhận biết, yêu cầu nhận biết phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ hoặc biện pháp tu từ.
Câu 2 thường chiếm 0,5 điểm và câu 3 thường chiếm 1,0 điểm, mức độ kiến thức là thông hiểu, yêu cầu học sinh hiểu một nội dung hoặc một quan niệm nào đó.
Câu 4 thường chiếm 1,0 điểm, mức độ kiến thức là vận dụng, yêu cầu các em trình bày quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.
Ngoài ra, các em cũng lưu ý ở các câu 2, câu 3, câu 4, nếu câu hỏi có dạng: “Theo tác giả”, “Theo văn bản”, “Trong văn bản”…thì câu trả lời sẽ có ở trong văn bản.
Nếu câu hỏi có dạng “Theo anh/chị”, “Anh/chị hiểu như thế nào”, “Anh/chị có đồng tình (hoặc “cho rằng”, “tán thành”…) thì các em phải tự suy nghĩ và trình bày cách hiểu hoặc quan niệm của mình.
PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC chú ý các dạng bài: Phân tích, cảm nhận văn học (một đoạn thơ/ một đoạn văn/ một nhân vật/ một hình tượng…).
Khi làm câu Nghị luận văn học, các em cần đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn, gồm có: Mở bài (là một đoạn văn khoảng 6-10 dòng), Thân bài (gồm nhiều đoạn văn nhỏ, mỗi ý viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh) và Kết bài (là 1 đoạn văn khoảng 6-10 dòng).
Đây là phần phân hóa thí sinh cao nhất, nên cần viết sâu sắc, tinh tế, càng toàn diện càng tốt.
Các tác phẩm cần chú ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022:
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.