Sau 7 năm lên ĐH, V vẫn chưa thể ra được trường vì còn nợ môn và nợ tiền tín dụng đen.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
V, 25 tuổi, quê ở Bắc Ninh, đang là sinh viên một trường về công nghệ thông tin. Ở tuổi của cậu, nếu học hành chăm chỉ thì giờ đã có công việc ổn định như bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên, đến nay V vẫn nợ môn và chưa ra được trường. Nguyên do bởi khi mới lên Hà Nội học đại học, V sa đà vào cá độ bóng đá và dùng tất cả số tiền học phí để chơi bời. Hậu quả là khi không có tiền đóng học phí, V bị nợ môn.
Lo lắng, không biết làm sao, V tìm đến tín dụng đen. Cùng một lúc, cậu vay cả chục app để có đủ tiền đóng học các môn còn nợ. Song, không những không trả nợ được môn, V còn liên tiếp bị các app đen bủa vây đòi nợ. 7 năm kể từ khi lên ĐH, cậu vẫn chưa ra trường mà còn mang một đống nợ lên tới hàng trăm triệu đồng.
V phải sống chui sống lủi, ở nhờ hết nhà trọ của bạn này đến bạn khác nhằm tránh các con nợ truy tìm. Nhóm tín dụng đen còn tìm đến trường đại học, lấy ảnh V dán ở cổng, đồng thời gọi điện cả cho thầy giáo của V để thông báo về khoản nợ. Không còn cách nào khác, V đành về quê và thú thật với bố mẹ.
Để cứu con, gia đình V đã phải bán mảnh đất giãn dân ở quê lấy tiền trả nợ. Sau khi được cha mẹ trả nợ, V vẫn chưa thể tốt nghiệp đại học vì còn nợ môn. Hiện tại, để có tiền trang trải thêm, hàng ngày V đi làm shipper cho một người bạn bán hàng online.
Trước đó, câu chuyện về nữ sinh ở TP.HCM không may đánh mất khoản tiền đóng học phí khoảng hơn 10 triệu đồng, sợ không nói với gia đình nên đã đi vay "tín dụng đen" với hình thức qua app trực tuyến với lãi suất cao cũng gây xôn xao dư luận. Đến khi gia đình biết chuyện thì số tiền vay và lãi lên tới 300 triệu đồng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng - Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, có nhiều lý do để các em tìm đến “tín dụng đen”, đó là do các em vẫn còn non nớt, vừa mới rời vòng tay của bố mẹ, phải tự lập cho cuộc sống trong khi hiểu biết và kỹ năng sống được trang bị rất ít; thiếu kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt chưa biết cân đối thu chi, rất dễ dẫn đến thâm hụt tiền… Để rồi sau đó bị “tín dụng đen” lôi kéo vay mượn.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.