Cả yếu tố bên ngoài khách quan lẫn chủ quan đều có thể là nguyên nhân khiến bạn luyện tiếng Anh bao lâu cũng không thể giỏi được.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Nhiều người khi theo học Tiếng Anh có xu hướng thấy người khác học cũng học và không có mục đích rõ ràng. Hãy tự đề ra mục tiêu cho việc học của mình để có tâm thế sẵn sàng và chinh phục nó. Chẳng hạn bạn đề ra việc chinh phục IELTS từ 5.5 lên 8.0 trong 6 tháng, hãy cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu, vạch ra các chiến lược cụ thể. Bởi khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ có động lực hơn trong việc học.
Phần lớn người Việt mắc sai lầm khi học tiếng Anh đều muốn học hết những từ vựng mà họ cho là cần thiết. Tuy nhiên, việc cố gắng nhồi nhét mỗi ngày cho dù bạn có học cả trăm từ mà không biết cách sử dụng thì cũng không hiệu quả. Cách học nhồi nhét như vậy khiến cô ngộp thở, còn từ vựng hầu hết chỉ được lưu vào bộ nhớ ngắn hạn (short-term memory).
Khi gặp một từ mới, bạn nên đặt câu hỏi “từ này sử dụng như thế nào”, "trong trường hợp nào" thay vì “từ này nghĩa là gì”. Giống như trong tiếng Việt, các từ/cụm từ mặc dù có nghĩa tương tự nhau nhưng trong các ngữ cảnh khác nhau sẽ mang lại những ý nghĩa khác nhau.
Không ít người học Tiếng Anh để đối phó với các kỳ thi hay vì một mục đích ngắn hạn nào đó. Nhưng như thế, bạn sẽ không có tâm huyết, không có niềm vui khi theo học và từ đó việc học trở nên không hiệu quả. Đây cũng là sai lầm học Tiếng Anh nghiêm trọng. Vì nó không chỉ thể hiện thái độ đối với tiếng Anh của bạn, nó còn cho thấy bạn lười nhác và không có quyết tâm.
Hãy coi tiếng anh giống như môn bơi lội. Bạn không thể nào học tốt nếu không xuống nước. Luyện nghe và tập nói thường xuyên để có thể sử dụng tiếng Anh chuyên nghiệp thay vì những con số trên giấy vô hồn.
Không thể phủ nhận, nhiều bạn trẻ có tâm lý ngại ngùng, sợ sai khi nói tiếng Anh. Nhưng đây chính là nguyên nhân "giết chết" khả năng học tập, tiếp thu của bạn đấy. Thực tế, các bạn ngại phải giao tiếp bằng Anh vì lo người khác sẽ không hiểu, sợ bị đánh giá này nọ, sợ làm trò cười cho người khác. Lúc viết, bạn cũng thường xuyên bị tắc ý tưởng vì muốn dùng từ vựng thật chuẩn, thật hay. Dần dà, những người này trở nên kém tự tin và không thể giao tiếp tiếng Anh một cách trôi chảy.
Cho nên, việc bạn cần làm là hãy tạo nên sự tự tin nói tiếng Anh cho chính mình, hãy chấp nhận nói sai để bản thân và người khác sửa lỗi cho bạn, bạn sẽ cảm nhận được sự tiến bộ một cách nhanh chóng.
Nếu cảm thấy việc học ngoại ngữ như một cực hình, bị ép buộc và bạn chẳng muốn làm điều đó. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay đổi ngay lập tức. Vì nếu tiếp tục học theo phương pháp hiện tại, bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian, công sức, và tiền bạc. Thay vào đó, hãy tự tạo niềm vui khi học tiếng Anh thông qua các trò chơi hay hoạt động kết hợp với sở thích vốn có của bản thân.
Chẳng hạn như nếu thích xem phim hay nghe nhạc, hãy kết hợp xem phim Anh, phim Mỹ, nghe nhạc US-UK. Còn nếu thích nấu ăn, hãy thử đọc sách dạy nấu ăn bằng Tiếng Anh... đảm bảo bạn sẽ có hứng thú hơn rất nhiều.
Thông thường, những người Việt khi giao tiếp tiếng Anh thường dịch nghĩa câu nói ra tiếng Việt rồi trả lời bằng tiếng Anh. Bạn đang duy trì hai luồng suy nghĩ song song và liên tục nhảy từ luồng này sang luồng kia. Quá trình này tốn khá nhiều thời gian và công sức nhưng không mang lại hiệu quả như bạn nghĩ. Nó khiến cho luồng suy nghĩ của bạn bị gián đoạn và phản xạ bị chậm lại trong khi giao tiếp. Ngoài ra, lúc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, bạn dễ mắc lỗi hành văn thiếu tự nhiên.
Ngôn ngữ bắt nguồn từ lịch sử và văn hoá. Vì thế, cách suy nghĩ, cấu trúc hành văn, và lối diễn đạt trong tiếng Việt chắc hẳn sẽ có nhiều điểm khác với tiếng Anh. Bạn hãy tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh để có thể sử dụng ngoại ngữ này thành thạo và tự nhiên.
Cũng như việc học bất kỳ một thứ gì khác, việc thiếu tập trung sẽ khiến hiệu quả việc học bị ảnh hưởng. Học tùy hứng, lúc nào thích thì học, không lại thôi cùng với đó là vô vàn những yếu tố bên ngoài tác động vào dẫn đến việc thiếu tập trung, không hứng thú với học Tiếng Anh.
Bạn nên tự tạo cảm hứng với tiếng Anh. Luôn tự động viên mình rằng tương lai nếu có tiếng Anh sẽ thành công ra sao. Cho dù không thành công, bạn học được một ngôn ngữ mới. Xem phim hoặc đọc truyện không cần bản dịch sẽ tự hào như thế nào.
Không những vậy, việc không có môi trường để luyện tập Tiếng Anh cũng là nguyên nhân lớn dẫn tới việc học mãi cũng không tiến bộ. Hãy tham gia một lớp học tiếng Anh, đọc sách, nghe radio Tiếng Anh, kết bạn ngoại quốc trên mạng xã hội... Có duy trì được môi trường tiếng Anh như thế, cộng thêm việc luyện tập thường xuyên, bạn mới có thể thấy được sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh của mình, khi đó, bạn sẽ không còn băn khoăn là tại sao mình học tiếng Anh mãi mà vẫn kém nữa.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.