CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Hướng dẫn cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý giành điểm tối đa

Cập nhật: 29/05/2019 icon

Phần Làm văn của đề thi Ngữ Văn THPT quốc gia thường có 2 câu, trong đó có yêu cầu viết một đoạn văn ngắn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ về một vấn đề, tư tưởng, đạo lý, hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Đây là một trong những phần khiến nhiều học sinh e ngại và dễ mất điểm nếu không nắm rõ cách viết. Dưới đây, Tuyển sinh số xin gợi ý cách làm một bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý để thí sinh tham khảo. 

Có 2 dạng đề về tư tưởng, đạo lý đó là:

  • Đề trực tiếp: Đề thường nêu trực tiếp, thí sinh dễ dàng nhận thấy ngay như bàn về lòng dũng cãm, sự vô cảm, sự thành công... 
  • Đề gián tiếp: Thường trích dẫn một đoạn văn, một câu nói, một câu chuyện rồi yêu cầu thí sinh bàn và rút ra đạo lý, tư tưởng từ đó. Chẳng hạn như cho câu danh ngôn "Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường" anh/chị hãy bàn về câu nói này... Với dạng này, bạn nên đọc kỹ đề để xác định vấn đề cần nghị luận. 

CÁC BƯỚC LÀM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ

I/ Mở bài:

Mở bài phải nêu được cái nhìn tổng quát mà đề thi yêu cầu rồi mở ra hướng giải quyết để triển khai ở phần thân bài. Có nhiều cách mở bài như mở bài bằng danh ngôn, tục ngữ; mở bài bằng trực tiếp đi thẳng vào vấn đề... 

Ví dụ: Bàn về câu nói "Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường"

=> Thí sinh có thể viết: Trong cuộc sống, thất bại hay thành công chỉ cách nhau một gang tấc. Nó phụ thuộc vào ý chí, vào tinh thần cũng như lòng kiên định của mỗi người. Pauline Kael từng nói "Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường". Câu nói về ý chí đó cứ thổn thức trong tâm trí tôi, như trở thành một kim chỉ nan, một triết lý sống giúp tôi vượt qua mọi thách thức, khó khăn... 

II/ Thân bài: 

1, Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

  • Giải thích nghĩa của những từ ngữ trọng tâm có tính then chốt
  • Sau đó, giải thích nghĩa cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có)
  • Rồi rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý đó . (Học sinh nêu cả quan điểm của tác giả được thể hiện như thế nào qua câu nói (đối với đề bài có tư tưởng, đạo lý thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,...). 

2, Bàn luận tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu

- Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lý đó:

  • Phân tích 
  • Chứng minh chính xác, dùng  dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh

Ví dụ: Bàn về tuổi trẻ với đam mê, thí sinh có thể lấy ví dụ thực tiễn về những người có đam mê và sự quyết tâm theo đuổi đam mê rồi thành công trong cuộc sống như Bill Gates từ nhỏ say mê toán học và các mô hình máy tính sơ khai nhất. Ông đã đỗ vào ngành luật của trường Harvard - một ngôi trường đại học danh giá nhưng với niềm say mê máy tính, Bill Gates nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft khi mới 20 tuổi. Chính niềm đam mê đó đã giúp Bill Gates thành công. Đến nay, Bill Gates đã có 12 lần là người giàu nhất thế giới vào các năm 2001-2007, 2009 và 2014-2017. 

- Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lý đó

  • Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lý ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì? Đúng trong hoàn cảnh xã hội ngày nay chưa? Có thể lẫn dẫn chứng chứng minh
  • Bạn cần có lập trường tư tưởng vững vàng, suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lý, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lý
  • Rút ra bài học cho bản thân và hành động trong cuộc sống: Bài học cần chân thành, tránh chung chung, trừu tượng, hão huyền, không thực tế. 

3/ Kết bài

- Khái quát lại ngắn gọn tư tưởng, đạo lý đó.

- Phát triển, liên tưởng, nâng cao vấn đề. 

=> Khoảng 2 -3 dòng là đủ

LƯU Ý CHUNG

- Phải giữ lập trường, quan điểm vững vàng trong suốt quá trình viết

- Đề bài yêu cầu 200 chữ nhưng không nhất thiết bỏ buộc đúng 200 chữ hoặc ít hơn. Thí sinh có thể viết khoảng 240-250 chữ

- Thường xuyên đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình để có thêm vốn hiểu biết

- Việc thể hiện sự sáng tạo, quan điểm mang dấu ấn cá nhân... là yếu tố quan trọng giúp thí sinh đạt điểm cao

Xem thêm: 

Suzy

Tin tức liên quan

Dẫn chứng là gì? Cách lấy dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội tạo ấn tượng với người chấm 09:54 03/06/2019 Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi... Kỹ năng nhận biết các dạng biểu đồ trong đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT 16:32 21/05/2019 Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp... Thi THPT quốc gia 2020: Nên dùng bút chì loại nào để tô trắc nghiệm? 11:02 16/06/2019 Hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 đều thuộc dạng trắc nghiệm. Vì thế, việc chọn loại bút... 300 câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm về Atlat Địa lý cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 11:25 28/05/2019 Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý sẽ có các câu hỏi kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat của... Các trường Đại học tốt ở Hà Nội dành cho dân khối D 15:46 14/05/2019 Dưới đây là danh sách các trường uy tín về khối D để bạn tham khảo.  Trường ĐH Hoa Sen tổ chức thi đánh giá năng lực 09:45 20/02/2019 Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Trong đó, có phương án thi đánh giá... Toàn bộ kiến thức để làm phần ĐỌC HIỂU môn Ngữ Văn 09:21 11/05/2019 Tuyển sinh số xin tổng hợp lại toàn bộ kiến thức cần nắm rõ để làm phần đọc hiểu giúp các thí...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật