CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Các cách để viết mở bài nghị luận văn học lấy lòng giáo viên chấm thi

Cập nhật: 17/05/2019 icon

Trong một bài nghị luận văn học, bạn phải đảm bảo đủ mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó phần mở bài rất quan trọng, tạo tiền đề cho bạn viết những phần tiếp theo cũng như tạo được dấu ấn tốt với giáo viên chấm thi. 

Yêu cầu với mở bài

  • Đặt vấn đề/nêu vấn đề mà bài văn cần phải xử lý/giải quyết. Có rất nhiều học sinh mở bài dài, rất hay nhưng không nêu được vấn đề cần giải quyết nên không có điểm
  • Mở bài có thể trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay, có rất nhiều học sinh chỉ mở bài một cách theo khuôn mẫu, truyền thống, đáp ứng được tiêu chí mở bài đúng nhưng lại không tạo được sự hấp dẫn cho người đọc. 
  • Không nên quá dài
  • Đúng ngữ pháp, chính tả, dấu câu

Các cách để có mở bài hay 

Phần dưới đây đề cập tới cách mở bài gián tiếp

Cách 1: Đi từ nhân vật, hình tượng

Nhân vật, hình tượng trong một tác phẩm là những chi tiết "đinh". Nếu biết cách triển khai từ nhân vật, hình tượng, bạn sẽ có một mở bài hay, chứng tỏ sự hiểu bài và cảm thụ văn học. 

Cách 2: Đi từ tác giả

Với cách này, thí sinh cần ghi nhớ điểm đặc biệt của nhà văn, nhà thơ hoặc phong cách viết để triển khai chính xác.

Ví dụ: Đề bài yêu cầu phân tích hình tượng người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân.

=>Học sinh có thể viết rằng: "Nhắc tới hồn văn bình dị, gắn liền với cuộc sống nông thôn và người dân miền Bắc không ai không biết đó là Kim Lân. Ông có rất nhiều tác phẩm xuất sắc và một trong số đó là Vợ nhặt...."

Cách 3: Đi từ hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm nào cũng có hoàn cảnh sáng tác và đều được đề cập tới trong quá trình phân tích tác phẩm ở trên lớp. Đi từ hoàn cảnh sáng tác, bạn chỉ cần lồng ghép khéo léo tên tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận là trọn vẹn. 

Ví dụ: Đề bài yêu cầu cảm nhận hình tượng người lái đò trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà".

=>Thí sinh có thể viết: "Được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc, "Người lái đò sông Đà" là kết quả từ chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân đến Tây Bắc. Qua ngòi bút sắc sảo, độc đáo, cùng tình yêu thiên nhiên đất nước, hình tượng người lái đò hiện lên... "

Cách 4: Đi từ chủ đề

Bất kỳ tác phẩm nào cũng đều có một chủ đề nhất định. Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm điều gì... bạn có thể lồng ghép đưa vào mở bài.

Cách 5: So sánh

So sánh cũng là cách rất hay giúp học sinh triển khai mở bài hấp dẫn. So sánh chính là đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau để người đọc hiểu rõ hơn về bản chất của đối tượng đó. 

Cách mở bài theo kiểu so sánh cũng giúp người đọc nhận thấy được vốn hiểu biết văn học phong phú của bạn. Bạn có thể so sánh về tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… của các tác phẩm với nhau.

Ví dụ: Đề bài yêu cầu cảm nhận 9 câu thơ đầu trong bài "Đất nước" (Nguyễn Khoa Điềm)

=> Bạn có thể viết: "Đất Nước” từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc và bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu (trích thơ).

Nếu đề bài yêu cầu so sánh 2 bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi và "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, bạn có thể viết: "Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Hồn thiêng đất nước, tinh thần dân tộc hào hùng được bắt nguồn từ “Nam quốc sơn hà”, "Hịch tướng sĩ”... tiếp nối bền vững qua mỗi thời kỳ. “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm gặp gỡ nhau ở đề tài ấy". 

Cách 6: Phản đề

Với cách này, bạn nêu sự đối lập, tương phản so với vấn đề nêu trong đề bài. Cách này rất thú vị, có thể tạo sự kích thích ngay từ đầu cho giáo viên chấm điểm. 

Xem thêm: 

Suzy

Tin tức liên quan

Dẫn chứng là gì? Cách lấy dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội tạo ấn tượng với người chấm 09:54 03/06/2019 Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi... Kỹ năng nhận biết các dạng biểu đồ trong đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT 16:32 21/05/2019 Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp... Thi THPT quốc gia 2020: Nên dùng bút chì loại nào để tô trắc nghiệm? 11:02 16/06/2019 Hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 đều thuộc dạng trắc nghiệm. Vì thế, việc chọn loại bút... 300 câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm về Atlat Địa lý cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 11:25 28/05/2019 Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý sẽ có các câu hỏi kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat của... Các trường Đại học tốt ở Hà Nội dành cho dân khối D 15:46 14/05/2019 Dưới đây là danh sách các trường uy tín về khối D để bạn tham khảo.  Trường ĐH Hoa Sen tổ chức thi đánh giá năng lực 09:45 20/02/2019 Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Trong đó, có phương án thi đánh giá... Toàn bộ kiến thức để làm phần ĐỌC HIỂU môn Ngữ Văn 09:21 11/05/2019 Tuyển sinh số xin tổng hợp lại toàn bộ kiến thức cần nắm rõ để làm phần đọc hiểu giúp các thí...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật