Phụ huynh có con khóa 2K5, 2K6 cần rút kinh nghiệm để đồng hành, tư vấn cùng con trong việc đặt nguyện vọng, chọn ngành, chọn trường.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hải là tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi. Chị có con từng học chuyên Anh, trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Nội và đã được tuyển thẳng vào trường Đại học Ngoại thương năm 2020.
Từ kinh nghiệm bản thân và tìm hiểu, phân tích, chị đã có nhiều chia sẻ hữu ích cho các bậc phụ huynh về việc chọn trường, tư vấn học tiếng Anh hiệu quả và cùng vượt qua các kỳ thi. Chị Hải đã ghi nhận được 4 điều đúc rút sau mùa tuyển sinh đại học 2020. Đây cũng là một kỳ thi nhiều biến động về điểm chuẩn khi điểm chuẩn các trường theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT tăng cao đột ngột. Chúng tôi xin chia sẻ ý kiến của chị như sau:
Sau mùa thi đại học các năm trước, có nhiều trường hợp học sinh điểm thi rất cao, 27, 28, thậm chí thủ khoa vẫn có thể trượt đại học nếu không đăng ký nguyện vọng phù hợp từ cao xuống thấp. Một số học sinh định du học Mỹ, Anh, Úc, nghĩ lại, quay trở về mục tiêu thi đại học trong nước khi ngày thi cận kề đã không đỗ do thiếu cân nhắc và đăng ký các nguyện vọng không phù hợp.
Vậy phụ huynh các khóa 2k5, 2k6 cần rút kinh nghiệm như thế nào để đồng hành, tư vấn, cùng chọn chọn nguyện vọng thi đại học cùng con cho chuẩn?
1. Hãy luôn cảnh giác khi vừa thi xong, báo đài và các con vui mừng vì “đề thi dễ”
Khi các thí sinh vừa thi xong, báo chí đều đăng tin các thí sinh vui mừng vì làm được bài. Nhưng đây chính là cái bẫy tâm lý, đề thi dễ sẽ dẫn đến điểm chuẩn cao vì chỉ tiêu là không đổi.
Chính vì vậy, bi kịch bắt đầu sau khi công bố điểm thi. Mặt bằng điểm cả nước cao, đa số thí sinh đổi nguyện vọng, nghĩa là đăng ký lại vào các ngành hot mà trước khi thi không dám đăng ký như: Y, Khoa học máy tính, Kinh tế, Truyền thông… Và hậu quả của việc lao về các ngành được coi là hot là điểm chuẩn năm nay quá cao, trung bình 9 điểm một môn thi vẫn trượt đại học top đầu.
Nhiều phụ huynh nhắn tin, điện thoại nhờ tôi tư vấn vì lý do con “trượt hết tất cả các nguyện vọng”, có em tới 27,5 cũng “ngã ngựa”, trượt hết tất cả. Có em IELTS 7.5, SAT trên 1.400 có thể đi du học nhưng vì nhiều lý do nên thay đổi, ở lại học đại học trong nước nhưng dù được 26,6 điểm thi 3 môn nhưng vẫn trượt hết các trường ĐH trong vì chỉ đăng ký ngành Khoa học máy tính của các trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia.
2. Nếu đăng ký thi các trường công an, quân đội, thí sinh và phụ huynh cần nghiên cứu chính sách tuyển sinh của từng năm
Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Trung sĩ Phan Văn Bá (SN 1994, Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Lâm Đồng) đã trở thành thủ khoa toàn quốc khối C03 với tổng số 29,1 điểm cho 3 môn thi là Lịch sử 10 điểm; Toán 9,6 và Ngữ văn 9,5.
Tuy nhiên, thật đáng tiếc, Trung sĩ Bá chưa đủ điều kiện xét tuyển vào trường Công an nhân dân. Theo quy định xét toàn diện điểm trung bình 3 năm học cấp 3, các môn thuộc tổ hợp đăng ký dự thi vào trường Công an nhân dân phải đạt từ 7.0 điểm trở lên, cho nên Phan Văn Bá chỉ đủ điều kiện xét tuyển vào trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân, đúng theo nguyện vọng của Bá đã dự liệu trước.
Trước đó, năm 2016, cũng có một trường hợp đáng tiếc cho 1 nữ sinh, dù xuất sắc đạt 30,5 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 với số điểm lần lượt là Ngữ văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5 và 3,5 điểm ưu tiên nhưng thí sinh Nguyễn Như Quỳnh (trú tại xã Minh Khai, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) vẫn không đủ điều kiện đỗ vào trường Học viện An ninh nhân dân.
Nguyên nhân là do thí sinh có lý lịch chính trị không tốt. Như vậy, kinh nghiệm “xương máu” là trước khi có ý định vào học các trường công an, thí sinh và gia đình cần phải cân nhắc, xem xét, đọc kỹ các quy định, tiêu chuẩn của ngành công an.
3. Đừng để nuối tiếc vì tự mình đánh mất cơ hội vào đại học
Phụ huynh của cháu K.L nhắn tin cho tôi: “Tôi cảm thấy rất tiếc nuối vì đã chủ quan, khi con đăng các nguyện vọng chỉ đăng ký đúng 3 nguyện vọng con thích. Vì đăng ký ít nguyện vọng nên con đã trượt”.
Cháu K.L thì kể với tôi: “Em thấy rất ân hận vì khi có cơ hội xét tuyển thẳng thì bỏ qua, để rồi khi xét điểm thi thì đăng ký 3 NV và trượt cả 3”.
Mùa thi đại học các năm trước chứng kiến nhiều sự tiếc nuối như thế. Có những bạn vì bâng khuâng giữa 2 ngả đường: Đi du học hay ở lại trong nước học ĐH top đầu. Do vậy khi xét tuyển học bạ + IELTS 6.5++ thì đỗ nhưng lại lăn tăn, không nhập học luôn, sau đó chờ điểm thi, xét tuyển thì trượt.
Rất nhiều bạn đăng ký các khoa như Hàn Quốc, Báo chí truyền thông của đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm đó bị trượt như vậy do điểm chuẩn quá cao và đã lỡ đăng ký xét tuyển đợt đầu bằng học bạ + IELTS.
4. Đừng để “chết đứng” vì trúng tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp, trượt vì điểm học bạ
Thực tế nhiều năm cho thấy rằng, trong quá trình tổ chức nhập học và hậu kiểm đối với các thí sinh đủ điểm chuẩn, không ít trường có một vài trường hợp đủ điểm trúng tuyển vào nhưng vẫn bị trượt vì điểm học bạ không đạt yêu cầu.
Trong đề án tuyển sinh của ĐH Ngoại thương đều có ghi rất rõ 2 điều kiện để thí sinh trúng tuyển vào trường: Điểm trung bình học lực 3 năm THPT phải đạt từ 7.0 trở lên và điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển phải đạt từ điểm chuẩn của trường công bố.
Tuy nhiên, khi thí sinh nhập học, có một vài thí sinh chỉ đáp ứng được 1 trong hai điều kiện. Đó là các em đạt được điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp quy định nhưng điểm học bạ không đạt.
Trường ĐH Bách khoa HN năm 2021 cũng có 67 thí sinh đạt điểm chuẩn nhưng không đáp ứng tiêu chí phụ, 67 thí sinh không được công nhận trúng tuyển. PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết những em này không đạt điểm trung bình 6 kỳ học bậc THPT của các môn trong tổ hợp xét tuyển từ 7 trở lên. Một vài năm trước, trường cũng có các trường hợp tương tự như vậy.
Theo đó, trong đề án tuyển sinh năm đó, trường ĐH Bách khoa HN cũng nêu rõ, 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, điểm học bạ phải đạt từ 7.0 trở lên.
Chốt lại, theo mình, các phụ huynh khóa sau 2k5, 2k6 rút kinh nghiệm: Dù có mục tiêu gì là chính cũng nên phải tính cả phương án "mục tiêu kép", tìm đường lùi.
Linh hoạt, "tùy cơ ứng biến" là bài học mình luôn dạy các con từ nhỏ và luôn phải có “mục tiêu kép” để chống sốc cho chính mình.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.