Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL... ngày càng được ưa chuộng hơn trong xét tuyển ĐH, đặc biệt là trong bối cảnh xét tuyển ngày càng ít phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Một vài năm gần đây, nhiều trường đã đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh đầu vào. Trong đó, không ít trường tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL... vào các ngành liên quan. Gần đây nhất là năm 2021, học sinh sở hữu IELTS từ 5.0 có cơ hội giành lợi thế trong xét tuyển thẳng tại hơn 30 trường đại học.
Tùy từng trường, chứng chỉ ngoại ngữ có thể được xét kết hợp với: điểm thi tốt nghiệp THPT; điểm học bạ hoặc ưu tiên điểm xét tuyển (thí sinh có IELTS được áp dụng điểm trúng tuyển thấp hơn) hoặc làm quy đổi điểm chứng chỉ sang điểm thi. Không thể phủ nhận, chính điều này đã khiến học sinh THPT chạy đua với chứng chỉ ngay từ lớp 10 để rộng cửa hơn vào ngôi trường mơ ước. Nhiều giáo viên và chuyên gia lo ngại, điều này sẽ gây bất công cho thí sinh ở nông thôn hoặc các địa phương khó khăn, vùng trũng giáo dục, không đủ điều kiện tiếp cận ngoại ngữ.
Việc chênh lệch Tiếng Anh cũng thể hiện rõ ràng trong phổ điểm thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua. Điểm tiếng Anh thấp ở các địa phương thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ; còn nổi trội ở các tỉnh thành kinh tế phát triển như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu... Chỉ tiêu từ thi tốt nghiệp THPT, vốn được học sinh ở vùng nông thôn kỳ vọng nhất, dần thu nhỏ lại khi chỉ tiêu được san sẻ cho nhiều phương thức khác.
Trong khi đó, đại diện các trường đại học lý giải đây là một trong những phương thức để tuyển chọn thí sinh chất lượng cao. Và rất nhiều trường ĐH TOP đầu không bỏ qua xu thế này nhằm có những thí sinh tốt nhất.
Tại ĐH Ngoại thương, có phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
"Nhà trường không xét tuyển hết những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ rồi mới xét tới thí sinh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Các phương thức này là độc lập, ngang hàng, đảm bảo quyền lợi của thí sinh và tạo ra khả năng tiếp cận bình đẳng", PGS TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, ĐH Ngoại thương khẳng định.
Rất nhiều trường ĐH khác như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Quốc gia TP.HCM... cũng đều đưa xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vào tuyển sinh cho nhiều năm gần đây.
Trong khi đó, PGS TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật Hàng không, ĐH Bách khoa TP. HCM đồng cảm với thí sinh ở nông thôn. Ông cho rằng, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điển hình như IELTS, chỉ nên là tiêu chuẩn đầu vào cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc chương trình quốc tế.
Không phủ nhận vai trò quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh trong thời buổi hội nhập, việc cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp giỏi ngoại ngữ thường có cơ hội làm việc ở những môi trường chuyên nghiệp với thu nhập cao hơn người không giỏi lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu áp đặt ngoại ngữ, cụ thể là chứng chỉ IELTS làm tiêu chuẩn đầu vào, các trường có thể lấy đi cơ hội học tập của những thí sinh có năng lực, ý chí, nhưng chưa giỏi tiếng Anh vì điều kiện học tập ở phổ thông khó khăn. Rất nhiều sinh viên có chuyên môn tốt nhưng "trầy trật" nhiều năm mới lấy được chứng chỉ ngoại ngữ để tốt nghiệp.
"Chuẩn ngoại ngữ cả đầu vào và đầu ra chỉ nên ở mức tương đối. Hãy để sinh viên phấn đấu học ngoại ngữ trong quá trình học tập ở giảng đường với những mục tiêu, động lực của riêng mình. Và sau khi đi làm, họ sẽ tiếp tục trau dồi, nâng cao trình độ với yêu cầu của công việc", ông Tống nêu quan điểm.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.