CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Kinh nghiệm học ĐH từ các cựu sinh viên giúp bạn không phải nợ môn, học lại

Cập nhật: 16/09/2019 icon

Đại học là quãng thời gian rất quan trọng, giúp chuẩn bị hành trang và kỹ năng cho bạn trong cuộc chiến nghề nghiệp ở tương lai. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ các cựu sinh viên, những người đi trước giúp bạn trải qua 4 năm học trọn vẹn, không phải nợ môn.

 

ĐỌC BÀI TRƯỚC KHI LÊN GIẢNG ĐƯỜNG

Đọc bài trước khi lên lớp tức là bạn đọc trước trong giáo trình những nội dung hôm nay sẽ học. So với việc bước vào lớp mới nghe mọi thứ từ đầu, việc đọc trước sẽ trang bị cho bạn "nền tảng" hay còn gọi là "móng nhà" trước.  Đến khi giảng viên giảng bài sẽ giúp bạn xây dựng lên một căn nhà hoàn cảnh, tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với việc phải xây từ đầu. Việc đọc trước bài cũng giúp bạn vạch sẵn một số câu hỏi thắc mắc trong đầu, đến khi lên lớp bạn bạn có thể hỏi trực tiếp giáo viên khi chưa hiểu. 

PHẢI BIẾT CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN

Hãy biết sắp xếp thời giản ăn chơi - học tập -  ngoại khóa phù hợp. Đừng để bản thân bị cuốn vào vòng xoáy ăn rồi chơi, ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn... Như thế sẽ dễ tạo lập thành thói quen, chỉ khiến bạn chây lười hơn mà thôi. Đến lúc việc học nặng hơn nhưng thói quen lười nhác, ngủ suốt ngày suốt tháng đã ăn sâu vào máu và bạn không đủ sức để theo kịp rồi lại trượt dài trên con đường học lại, thi lại. 

VỀ THÓI QUEN GHI CHÉP

Khi lên ĐH, thói quen ghi chép cũng hết sức cần thiết. Sinh viên cần ghi những điều quan trọng, kể cả ví dụ mà thầy cô đưa ra khi giảng bài, có thể là gạch ý để nhớ, ghi theo sơ đồ, phác họa qua hình ảnh hay bất kỳ cách nào đó nhanh nhất có thể. Thời gian còn lại để lắng nghe bài giảng và hiểu vấn đề ngay trên lớp. 

ĐỪNG ĐỂ NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY

Ở bậc ĐH thường các trường chỉ kiểm tra, thi vào giữa và cuối kỳ nên đa phần sinh viên thường chủ quan và có thói quen kiểu "A, nước đến chân rồi nhảy thôi". Tuy nhiên, các bạn không nên áp dụng cách học này bởi kiến thức cần được tích lũy dần dà để thấm vào mình. Do vậy, các sinh viên cần phân bổ thời gian học tập đều mỗi ngày thì mới thực sự lĩnh hội được kiến thức. 

Ngoài ra khi gần đến kỳ thi, lượng bài cần học rất nhiều với mỗi môn khác nhau nên nếu lúc này mới học thì sẽ khiến bạn dễ nản chí và "tẩu hỏa nhập ma". 

KHÔNG ĐƯỢC NGẠI, KHÔNG BIẾT PHẢI HỎI

Nhiều bạn khi lên ĐH rồi vẫn còn tính cách rụt rè, tâm lý e ngại, không dám phát biểu, không dám hỏi... Các bạn nên nhớ mình không hiểu thì hoàn toàn có quyền hỏi và thầy cô rất sẵn lòng giải thích cho bạn. Đừng sợ mấy thằng học chung khác đánh giá mình ngu nên mới hỏi? Bạn phải biết là học cho bản thân mình chứ không phải cho người khác. 

ĐI HỌC ĐẦY ĐỦ

Đừng hơi tí là bùng học, trốn tiết nhé các sinh viên. Bạn có thể bị điểm danh và vắng mặt bất cứ lúc nào. Không chỉ vậy, việc bùng học còn khiến bạn mất đi lượng kiến thức cần thiết nữa đấy. Khi đã nghỉ học 1 lần, 2 lần nó sẽ trở thành thói quen và bạn còn chẳng e ngại cho những lần tiếp theo. 

TẬP THÓI QUEN TỰ HỌC

ĐH không giống như cấp 3. Môi trường này chủ yếu cần ý thức từ chính bạn, không có giảng viên nào nhắc nhở một mình bạn phải làm bài rồi lên bảng kiểm tra hàng ngày đâu. Vì thế, nếu không tập cho mình thói quen tự học và tự nghiên cứu, thì bạn sẽ mãi không theo kịp người khác. Chú ý làm đầy đủ bài tập về nhà, không hiểu thì phải hỏi cho bằng hiểu thì thôi. Đừng để đến khi kiểm tra vào đúng phần mình không hiểu rồi lại bị điểm thấp, tương lai học lại, thi lại vẫy gọi nhé. 

CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC KHI LÀM BÀI NHÓM

Một trong những hoạt động không thể thiếu khi lên ĐH chính là làm bài tập nhóm, thuyết trình. Rất nhiều bạn sợ những bài tập này nhưng bạn nên biết rằng đó là cơ hội để bạn "ẵm" điểm cao, để rèn luyện và thể hiện bản thân. 

Khi thực hiện làm bài tập nhóm, đừng để mình bị lu mờ, hãy chọn một trong 3 vị trí sau, sẽ cực kỳ có lợi: 

  • Nhóm trưởng: Cái này tuy khó và mệt nhưng sẽ luyện cho bạn cả một kho kỹ năng. Tất nhiên, nhóm trưởng bao giờ cũng được điểm số tốt rồi. 
  • Thuyết trình: Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn để lại dấu ấn với thầy cô, bạn bè trong lớp. Hãy tự tin lên, đừng ngại và nhận việc thuyết trình.
  • Thư ký: Công việc này cũng tương đối vất vả, phải tổng hợp lại tài liệu từ mọi người, biên soạn, chỉnh sửa rồi thiết kế slide... Thế nhưng vị trí này sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy tổng hợp, khả năng thiết kế, viết lách nữa đấy. 

Xem thêm: 

Suzy

Tin tức liên quan

Lưu ý vàng để sinh viên trải qua kỳ học quân sự hiệu quả 18:27 10/10/2024 Trường ĐH nào cũng sẽ yêu cầu sinh viên học quân sự. Tùy từng trường mà sinh viên sẽ học ngay tại... 7 sai lầm khiến sinh viên dễ lâm vào cảnh cháy túi, nợ nần 17:47 05/10/2022 Sinh viên năm nhất khi mới vào ĐH, lần đầu tiên sống xa gia đình nên thường mắc không ít sai lầm... Lộ trình 4 năm Đại học cho sinh viên 16:08 20/09/2023 Bốn năm Đại học là quãng thời gian rất quan trọng để bạn trau dồi bản thân cũng như các kỹ năng.... Điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp Đại học sớm 11:53 14/11/2022 Hiện nay, đa số các trường đại học tổ chức chương trình học theo hình thức đăng ký tín chỉ cho... Kinh nghiệm học tốt các môn đại cương, giúp sinh viên qua môn dễ dàng 15:16 29/08/2019 Các môn đại cương thường khiến nhiều sinh viên năm nhất sợ sệt tuy nhiên đây lại là những môn bắt... 5 bí quyết vàng giúp đạt điểm cao môn Triết học 17:10 07/10/2023 Đa số sinh viên lại đánh giá Triết là môn khó nhất và dưới đây là 5 bí quyết đạt điểm cao môn... Những chứng chỉ sinh viên nên có trước khi ra trường 00:37 17/09/2024 Việc tự trau dồi cho bản thân là điều tất yếu đối với sinh viên Đại học. Đặc biệt, trong thời...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật