Với các bạn tân sinh viên, cuộc sống Đại học như là một thế giới mới, nơi bạn phải tự lập, phải sống một mình và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Hãy cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo dưới đây để không bị dính bẫy và trải qua những năm tháng Đại học yên bình nhé.
1, ĐA CẤP
Đây có thể coi là chiêu trò lừa đảo khiến sinh viên nào cũng phải hãi hùng. Đặc biệt các tân sinh viên nhẹ dạ cả tin, rất dễ bị lừa bởi những lời mời chào bay bướm với châm ngôn "làm giàu không khó".
Công ty đa cấp ẩn nấp dưới vô số hình dạng như bán hàng, trung tâm tiếng anh... và muốn trở thành nhân viên chính thức thì bạn phải mất vài triệu đặt cọc, không được hưởng lương hàng tháng mà phải dụ dỗ bạn bè, người thân mua hàng. Nhiều bạn còn bị cuốn mãi vào vòng xoáy rồi hủy hợp đồng còn mất thêm tiền cọc.
2, TĂM TÌNH THƯƠNG
Nhắc đến "tăm tình thương" không ít sinh viên kỳ cựu cũng phải lắc đầu ngao ngán bởi đây là hình thức lừa đảo đánh vào lòng thương người. Trước cổng trường Đại học thường có một hội nhóm người mang danh là "tăm tình thương" mời chào bạn mua tăm rồi quyên góp số tiền tùy lòng hảo tâm để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ cần ký một cái là bạn sẽ mất tiền nhưng không phải vì mục đích tốt đẹp nào hết,
Tốt nhất, khi gặp trường hợp này, bạn nên đi qua nhanh, không nghe chuyện, từ chối thẳng thừng kiên quyết.
3, MÔI GIỚI VIỆC LÀM
Những khẩu hiệu mời chào như môi giới việc làm uy tín, việc nhẹ lương cao... rất dễ khiến tân sinh viên mờ mắt. Nếu muốn đi làm thêm, bạn nên tìm hiểu kỹ, tránh xa những chỗ bắt đặt cọc tiền rồi mới được đi làm.
4, RÚT THĂM TRÚNG THƯỞNG
Sau khi rút thăm, nhân viên thông báo bạn đã nhận được quà siêu khủng tiền chục triệu, trăm triệu và cần đặt cọc để nhận quà. Tuyệt đối không được tin những lời mời chào này bởi khi bạn đưa tiền cho chúng cũng là lúc số tiền "không cánh mà bay".
5, CƯỚP DÀN CẢNH
Hiện tượng cướp dàn cảnh không còn xa lạ với những người sống trên thành phố lớn. Mục đích của chúng là cướp của và thường giả vờ là người thân, người quen trong gia đình của bạn hoặc giả vở va chạm giao thông... để đạt được mục đích. Chuyện này thường hay xảy ra trên phố hay xe bus. Để giải quyết tình huống oái oăm này, bạn nên bình tĩnh, hạn chế để lộ thông tin cá nhân để chúng biết được, hỏi chúng thông tin cá nhân rồi nhờ mọi người giúp đỡ.
6, TÌM NHÀ TRỌ
Khi mới chân ướt chân ráo lên thành phố để tìm nhà trọ, rất nhiều bạn dễ bị mắc lừa. Đừng tin những tờ giấy dán trên cột điện, tường... bởi đa phần là lừa đảo. Nên tìm nhà trọ chính chủ, hỏi rõ các giá tiền điện, tiền nước, tiền nhà một tháng, tiền đặt cọc... và hợp đồng ký kết rõ ràng không bạn sẽ rất dễ phải đóng các khoản tiền vô lý khi vào ở một thời gian đó.
7, KẾT BẠN XẤU
Mới vào trường ĐH, tất nhiên chúng ta lại phải kết bạn lại từ đầu, làm quen bạn mới từ đầu. Những kiểu bạn xấu như chỉ lo ăn chơi không chịu học hành, kiểu bạn lợi dụng chỉ xuất hiện khi cần nhờ vả, lợi dụng tiền bạc của mình... thì tuyệt đối nên tránh xa. Giao lưu với những người này, 4 năm ĐH của bạn sẽ dễ sa ngã ở chốn đô thị và có thể mãi chẳng tốt nghiệp được.
8, MẢI MÊ KIẾM TIỀN QUÊN VIỆC HỌC
Nhiều sinh viên mải mê làm thêm mà trốn tiết, rồi lại lo học bù như một vòng luẩn quẩn. Trải nghiệm là đáng quý nhưng hãy biết dung hòa mà vẫn đảm bảo việc học nhé.
Xem thêm: |
Suzy
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.