Năm 2021, nhiều trường ĐH có phương thức xét tuyển mới, trong đó, thí sinh giỏi ngoại ngữ có nhiều cơ hội.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Tính đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố phương án tuyển sinh cho năm 2021. Trong đó, nhiều trường có xu hướng tập trung tuyển chọn thí sinh giỏi ngoại ngữ. Ngoài xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều phương thức mới được đưa ra. Đặc biệt, việc ưu tiên xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS hay SAT, A-Level được nhiều trường áp dụng.
Chẳng hạn như Đại học Bách khoa Hà Nội, ưu tiên phương thức xét tuyển thẳng hồ sơ năng khiếu dành cho đối tượng là học sinh lớp chuyên với học lực giỏi, học sinh có chứng chỉ quốc tế về tiếng anh, chứng chỉ SAT, A-Level.
Đại học Y Hà Nội dự kiến có phương thức tuyển sinh kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Với hình thức này, trường vẫn lấy tổng điểm thi tốt nghiệp THPT của ba môn trong tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, nếu có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức yêu cầu, dự kiến là IELTS 6.0, thí sinh đạt tổng điểm ba môn của tổ hợp xét tuyển thấp hơn một chút vẫn được xem xét trúng tuyển.
Đại học Mở TP HCM có phương thức ưu tiên thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level theo ba môn thi đảm bảo mức điểm mỗi môn đạt từ C trở lên; bài thi tú tài quốc tế (IB) tổng điểm 26 trở lên, SAT 1100/1600.
Trường cũng ưu tiên xét tuyển thẳng học bạ của thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ. Theo đó thí sinh chỉ cần đạt đủ điều kiện xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) và đạt điểm IELTS hoặc tương đương với ngành Ngôn ngữ là 6.0 và ngành còn lại là 5.5.
ĐH Luật TP.HCM thực hiện ưu tiên xét tuyển thẳng đối với thí sinh có chứng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật; Thí sinh có kết quả thi SAT của Mỹ. Trình độ ngoại ngữ phải đạt như sau:
Đối với tiếng Anh: IELTS đạt điểm từ 5,0 trở lên do British Council (BC) hoặc International Development Program (IDP) cấp; hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 61 trở lên do Educational Testing Service (ETS) cấp.
Đối với bài thi SAT của Mỹ: đạt điểm từ 1.100/1.600 trở lên.
Đồng thời thí sinh phải có điểm trung bình của 5 học kỳ THPT (năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 21,0 trở lên.
Các trường ĐH khác như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân cũng dự kiến tiếp tục áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập cho năm nay.
Không chỉ đầu vào, ở nhiều trường ĐH yêu cầu cả đầu ra Tiếng Anh phải đạt từ 5.0 hoặc 5.5 IELTS hoặc tương đương. Việc điều chỉnh chính sách tuyển sinh đầu vào ưu tiên người giỏi ngoại ngữ nhằm tăng chất lượng đào tạo nói chung, năng lực ngoại ngữ nói riêng cho người học đại học trong bối cảnh mới. Những sinh viên giỏi ngoại ngữ ra trường có cơ hội việc làm cao hơn. Nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng này trong tương lai nên nhiều trường đại học thực hiện ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.