ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Bách khoa HN là những đơn vị tổ chức bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Vậy 3 bài thi của 3 trường này có điểm gì giống và khác nhau.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Hiện nay có 3 trường ĐH lớn trên cả nước là ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Bách khoa HN tổ chức bài thi riêng để đánh giá năng lực thí sinh, dựa vào đó làm phương thức tuyển sinh 2022. Rất nhiều trường ĐH khác cũng lấy kết quả bài thi đánh giá năng lực của 3 trường trên làm cơ sở xét tuyển.
Đặc điểm | ĐH Quốc gia HN | ĐH Quốc gia TP.HCM | ĐH Bách khoa HN |
Thời gian làm bài | 195 phút | 150 phút |
- Toán và Đọc hiểu (bắt buộc) trong 120 phút - Tự chọn 1 (KHTN): 90 phút - Tự chọn 2 (Tiếng Anh): 60 phút |
Thang điểm | 150 điểm | 1200 điểm | 40 điểm |
Số lượng câu hỏi | 150 câu hỏi | 120 câu hỏi |
- Toán: Trắc nghiệm 25 câu, tự luận tối đa 3 bài - Đọc hiểu: 35-40 câu - Tự chọn 1: 45 - Tự chọn 2: 60-70 câu |
Hình thức câu hỏi | Trắc nghiệm | Trắc nghiệm | Trắc nghiệm và tự luận |
Số đợt thi | Đang lên kế hoạch tổ chức nhiều đợt thi từ tháng 2 - tháng 8/2022 | Thường là 2 đợt thi | 1 |
Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia HN sẽ có một số điều chỉnh thay đổi về lịch thi, thời gian tổ chức thi, lệ phí đăng ký dự thi và thi, địa điểm tổ chức thi (Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc, Bắc Trung Bộ và TP. Hồ Chí Minh tuỳ theo cấp độ kiểm soát dịch COVID-19).
Bài thi vẫn sẽ như năm 2021 nên thí sinh có thể tham khảo Đề thi tham khảo đã công bố để có thêm thông tin. Cổng đăng ký dự thi (khaothi.vnu.edu.vn) sẽ mở cho thí sinh đăng ký dự thi ĐGNL 2022 trong tháng 1/2022. Các thông tin đăng ký trước đó sẽ không có giá trị và bị xoá bỏ để đảm bảo đồng nhất dữ liệu. Thí sinh hãy trở lại theo dõi thông tin ĐĂNG KÝ DỰ THI sau ngày 3/1/2022.
Bài thi chia làm ba phần. Phần một là tư duy định lượng gồm các câu hỏi về Toán học, thống kê và xử lý số liệu dưới dạng trắc nghiệm điền đáp án. Phần hai là tư duy định tính gồm các câu hỏi về văn học - ngôn ngữ cũng dưới dạng trắc nghiệm. Nội dung đề thi hai phần này nằm trong chương trình lớp 10, 11 và 12.
Phần cuối là Khoa học tự nhiên - xã hội với các câu hỏi ở nhiều lĩnh vực từ Lý, Hóa đến Sinh, Sử, Địa ở lớp 11 và 12. Câu hỏi được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm. Tất cả phần thi được thực hiện trên máy tính.
Thí sinh là học sinh lớp 12 và cả thí sinh tự do đều có thể đăng ký dự thi. Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 50 trường ĐH đã liên hệ đăng ký sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia HN làm cơ sở xét tuyển như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng...
Ở phía Nam, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng tổ chức bài thi đánh giá năng lực nhiều năm qua và được rất nhiều trường ĐH sử dụng làm căn cứ tuyển sinh. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Cấu trúc của bài thi gồm 3 phần là Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề.
Trường sẽ tổ chức kỳ thi thành hai đợt. Đợt 1 dự kiến vào ngày 27/3/2022 và đợt 2 vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 7/2022. Từ năm 2022, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ mở rộng địa điểm tổ chức kỳ thi ngoài 7 địa phương như năm 2021 để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh cả nước tham gia kỳ thi này.
Đối tượng đăng ký dự thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM là một trong hai đối tượng sau:
+ Thí sinh đủ điều kiện dự thi THPTQG năm 2022 theo quy định của Bộ GD&ĐT;
+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp THPT.
Thông thường từ tháng 1, trường sẽ mở cổng đăng ký dự thi đợt 1 và tổ chức thi vào cuối tháng 3. Đợt 2 có thể diễn ra vào tháng 7.
Số điểm tối đa thí sinh có thể đạt là 1.200 điểm/120 câu. Tuy nhiên, tùy vào độ khó, độ phân biệt mà mỗi câu hỏi sẽ đóng góp trọng số khác nhau vào tổng điểm.
Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến diễn ra trong một ngày ở 4 tỉnh, thành. Kết quả được ít nhất 7 trường sử dụng như ĐH Công nghệ giao thông vận tải; Trường ĐH Giao thông vận tải; Trường ĐH Mỏ - Địa chất; Trường ĐH Thăng Long; Trường ĐH Thủy lợi; Trường ĐH Xây dựng Hà Nội.
So với lần đầu tổ chức vào năm 2020, (năm 2021 hoãn do dịch) kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 của ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ mở rộng quy mô, sẽ có yếu tố phân loại cao hơn, nhiều thách thức hơn với thí sinh so với kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bài thi đánh giá tư duy vẫn gồm một phần bắt buộc và hai phần tự chọn. Trong đó, thí sinh làm phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu trong 120 phút; phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên (Lý, Hoá, Sinh) trong 90 phút; phần tự chọn 2 là Tiếng Anh trong 60 phút hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Phần thi bắt buộc diễn ra vào buổi sáng trong khi tự chọn vào buổi chiều.
Về hình thức, bài thi đánh giá tư duy được thi làm trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và trình bày của thí sinh.
Theo dự kiến, kỳ thi này chỉ diễn ra trong một ngày sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng một tuần. Đây sẽ là phương thức tuyển sinh chủ đạo của ĐH Bách khoa HN năm 2022, với chỉ tiêu chiếm nhiều nhất.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.