Đây là thắc mắc của nhiều học sinh hiện nay trước khi mùa tuyển sinh 2021 chuẩn bị bắt đầu.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 tại Bình Thuận do Báo Tuổi trẻ tổ chức, có rất nhiều câu hỏi của các bạn học sinh đặt ra tại đây. Trong đó, có câu hỏi "Giả sử khi đã trúng tuyển nhưng sau một thời gian học mới phát hiện mình chọn nhầm ngành học thì phải làm gì? Nếu có đam mê nhưng không đủ năng lực, hoặc có năng lực nhưng lại không đam mê thì chọn ra sao?".
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết hiện nay các trường ĐH đào tạo nhiều ngành. Một số trường cho phép sinh viên được chuyển sang ngành học khác nếu đủ điểm tuyển sinh đầu vào của ngành đó. Sinh viên cũng có thể chọn học thêm ngành thứ hai với điều kiện đáp ứng một số yêu cầu về kết quả học tập theo quy định của trường.
"Trong chọn ngành, trước hết phải chọn ngành mình đam mê. Nếu không đam mê sẽ không hoàn thành tốt việc học được. Bên cạnh đam mê cũng cần xét tới yếu tố năng lực học tập và tài chính. Nếu em đam mê ngành hot, điểm cao nhưng học lực trung bình, hoặc muốn vào trường có học phí cao trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn thì lựa chọn đó sẽ không phù hợp.
Hiện nay một ngành học được đào tạo ở rất nhiều trường khác nhau. Nếu điểm không đủ sức vào trường tốp trên có thể chọn trường tốp dưới. Tôi khuyên các em nên chọn ngành mình yêu thích, có đam mê để học" - thầy Hùng nói.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - nhận định rằng thực tế có rất nhiều em vào học ĐH mới phát hiện mình chọn sai ngành, tạo ra tâm lý chán nản. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, cơ cấu ngành nghề thay đổi rất nhanh, dẫn đến nhu cầu nhân lực của từng vị trí công việc cũng thay đổi.
Quy chế đào tạo hiện nay cho phép sinh viên được chuyển trường nếu được sự đồng ý từ hiệu trưởng của hai trường. Đồng thời điểm trúng tuyển đầu vào của sinh viên phải cao hơn (cùng tổ hợp) điểm chuẩn ngành muốn chuyển sang.
"Thật sự rất nhiều học sinh không hiểu về ngành học. Phần lớn các em chỉ quan tâm học ngành nào ra trường dễ tìm việc, thu nhập cao nên chọn sai ngành. Trong khi việc làm và thu nhập đều phụ thuộc vào chính năng lực của mỗi người. Các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về ngành học, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp, nhà trường có cho bạn cơ hội tốt không sau khi tốt nghiệp. Các bạn nên có lựa chọn theo quyết định của chính mình, không nên theo số đông, không chọn theo cảm tính", TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đưa ra lời khuyên.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.