Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, có 3 nguyên nhân dẫn tới việc điểm chuẩn ĐH ở nhiều trường tăng phi mã.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Sau khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, không ít thí sinh và phụ huynh ngỡ ngàng bởi nhiều trường tăng điểm chuẩn đột biến, thậm chí có trường tăng 8-11 điểm. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhận định có ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất, năm nay hơn 1,2 triệu học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng 11% so với 900.000 em của năm ngoái. Trong đó, gần 800.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, tăng hơn 152.000, tương đương 24%. Việc tăng số lượng thí sinh xét tuyển đại học trong nước có thể vì nhiều gia đình và bản thân các em thay đổi quyết định du học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Số thí sinh dự thi tăng hơn 11% so với năm 2020; số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT tăng 24%.Trong khi đó, tổng chỉ tiêu chỉ tăng 10.000, chưa đến 2% so với năm trước, và chỉ tiêu xét theo kết quả thi THPT của các trường giữ ổn định.
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, số thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên chỉ chiếm 5%. Điểm chuẩn các trường tốp trên không tăng nhiều, nhưng điểm chuẩn các trường tốp giữa tăng vọt. Như vậy, việc tăng điểm chuẩn này là bình thường.
Trong khi số thí sinh xét tuyển tăng, chỉ tiêu tuyển sinh theo điểm thi tốt nghiệp THPT của các đại học tương đối ổn định. "Thí sinh không trúng tuyển ở các đại học top trên đổ về top giữa nên một số ngành tại nhóm trường này tăng vọt. Đây là lý do quan trọng nhất khiến điểm chuẩn tăng", ông Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn
Một nguyên nhân quan trọng khác là xu hướng chọn ngành. Tâm lý lựa chọn ngành trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay được thí sinh cân nhắc rất kỹ.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, những ngành, khối ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên là nhóm ngành kỹ thuật công nghệ với 70 mã ngành, tiếp đến là nhóm ngành khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên với 64 mã ngành. Đây là hai khối ngành chiếm một nửa số ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên so với năm 2020. Sau đó mới đến kinh tế, xã hội nhân văn.
Thứ ba, do tác động của điểm thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, khi phân tích phổ điểm từng môn và tổ hợp môn, tiếng Anh tăng khá mạnh (điểm trung bình tiếng Anh tăng 1,26 điểm so với năm ngoái). Điều này khiến điểm chuẩn các tổ hợp chứa tiếng Anh tăng theo.
Trước thực tế nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt đại học, Thứ trưởng Sơn đánh giá "rất đáng tiếc". Xét tuyển đại học mang tính cạnh tranh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh nộp không giới hạn nguyện vọng tại các trường nên cơ hội nằm trong tay các em. Trường hợp không trúng tuyển, thí sinh có thể tham khảo hình thức tuyển sinh khác của trường hoặc tìm hiểu ngành khác.
Năm tới, tùy tình hình thực tế, Bộ GD&ĐT sẽ có chỉ đạo để các trường tăng cường tự chủ như các trường liên kết với nhau tổ chức kỳ thi riêng bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng quan điểm chung là không tạo áp lực, thí sinh không phải dự thi hay đi lại nhiều lần, không tạo ra những thay đổi đột biến so với hiện tại mà vẫn chọn được đầu vào như mong muốn.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.