Các môn Văn, Sửa, Địa, GDCD luôn là những môn khó nhằn với nhiều thí sinh. Để học tốt các môn KHXH này, thí sinh có thể tham khảo các cách sau.
Để việc học các môn xã hội hiệu quả hơn, bạn nên lập dàn ý hoặc vẽ sơ đồ tư duy cho chúng. Đây là một phương pháp học không mới và được rất nhiều học sinh hiện nay vận dụng. Việc lập dàn ý hay vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn móc xích các kiến thức, mường tượng được về các kiến thức đã học một cách hiệu quả.
Ở trên lớp, việc ghi chép đầy đủ, đọc sách giáo khoa đã là một bước ghi nhớ. Về nhà, bạn lập lại dàn ý, vẽ sơ đồ tư duy sẽ là bước ghi nhớ thứ 2. Như vậy, kiến thức được ghi nhớ tới 2 lần. Sau đó, việc bạn học theo dàn ý, sơ đồ tư duy này sẽ nhanh chóng và kiến thức sẽ khắc sâu hơn.
Với dàn ý, hãy chia ý chính lớn nhất rồi mới đến các ý nhỏ. Chẳng hạn như môn Ngữ Văn, khi phân tích nhân vật Mị, bạn có thể tách ý chính là Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ và từ khi trở thành con dâu gạt nợ. Trong mỗi ý chính lại có ý nhỏ để làm rõ tính cách, hình ảnh nhật vật này.
Việc lập sơ đô tư duy cũng vậy, học sinh cần chú ý mối quan hệ giữa các kiến thức với nhau tránh chồng chéo, nhầm lẫn. Bạn có thể dùng bút màu để tái hiện lại nội dung từng bài, từng chương sao cho mình dễ hiểu, dễ nhớ nhất.
Ví dụ về sơ đồ tư duy tác phẩm "Những đứa con trong gia đình"
Xem thêm: |
Khi học xong 1 phần kiến thức nào đó, hãy dùng bút ghi chép lại bằng cách gạch đầu dòng ra giấy. Ghi xong lại học nhẩm lại một lần nữa đến khi chắc chắn kiến thức đó thì mới chuyển sang phần khác. Đây là cách rất hữu ích giúp thí sinh nhớ lâu một khối lượng kiến thức nào đó.
Theo tiết lộ từ Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT, đề thi năm 2019 có câu hỏi mang tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn. Vì lẽ đó, việc học và liên hệ tới thực tế rất quan trọng.
Nhiều giáo viên cũng khuyên học sinh thay vì ngồi xem ca nhạc trên ti vi thì nên theo dõi chương trình thời sự khoảng 40 phút mỗi ngày. Đây cũng là quãng thời gian trùng vào thời gian ăn tối. Khi xem chương trình thời sự, bạn sẽ cập nhật những vấn đề nóng nhất của cuộc sống. Phần câu hỏi nghị luận xã hội trong môn Ngữ Văn thường chạm đến những vấn đề thời sự xã hội nóng hổi, học sinh cần lưu ý để có thể khai thác vào viết đoạn văn.
Các câu hỏi trong đề thi cũng sẽ được chia theo 4 cấp độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đối với các câu hỏi vận dụng đòi hỏi các bạn cần có kiến thức xã hội thực tế mới có thể làm chỉn chu và đưa quan điểm của mình vào bài một cách nhuần nhuyễn, chính xác. Do đó, trong quá trình học các môn KHXH, bạn cần phải liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế để nhớ lâu hơn và biết cách vận dụng.
Xem thêm: |
Suzy
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.