CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Những câu trắc nghiệm Toán dễ ăn điểm nhưng thí sinh hay bỏ qua

Cập nhật: 22/06/2019 icon

Môn Toán có rất nhiều câu trắc nghiệm giúp thí sinh gỡ điểm nhưng lại thường bị bỏ qua một cách đáng tiếc. 

Các câu dễ nhưng thường bị thí sinh bỏ qua:

  • Câu hình học không gian: Nhiều bạn bỏ qua do ngại phải vẽ hình. Mẹo là khi giám thị phát nháp (đã có chữ kí giám thị), thí sinh hãy vẽ sẵn những hình hay gặp như: Tứ diện, chóp tam giác, chóp tứ giác, lăng trụ, nón, trụ,… Khi làm bài sẽ  rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian. 
  • Các bài toán chứa tham số: Các học sinh luôn cho rằng đây là các câu khó và sợ sai nên bỏ qua. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều cách để tiếp cận đáp án một cách nhanh chóng như làm thuận, làm xuôi, thay số, đặc biệt hóa,…
  • Các bài “nhiều chữ”: Các bài toán sẽ có yếu tố thực tế và học sinh hay bị choáng ngợp bởi các giả thiết. Thực chất, chỉ cần nắm được các giả thiết cốt lõi, đọc và trả lời câu hỏi: Đề cho cái gì, cần tìm cái gì, dùng phương pháp nào? là có thể tìm ra câu trả lời đúng. 

Lời khuyên

  • Đề thi môn Toán gồm 50 câu, làm trong thời gian 90 phút. Mỗi thí sinh một mã đề thi khác nhau. Các câu hỏi sẽ được chuẩn hóa và xếp theo thứ tự từ dễ đến khó một cách tương đối. Vì thế, tốt nhất, học sinh nên làm theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ dễ đến khó. Tuy nhiên, vì chỉ được xếp một cách tương đối nên nhiều học sinh có thể không làm được câu 37 nhưng lại làm được câu 40. 
  • Tùy theo khả năng mà thí sinh nên phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Hãy làm đúng những câu nằm trong khả năng của mình, không vội vàng, chủ quan bởi dễ dẫn đến sai lầm. Với các câu khó, quá sức của mình, thí sinh cũng không nên bỏ qua luôn và chọn bừa. Thay vào đó, các bạn nên dành một khoảng thời gian thích hợp để phân tích, phán đoán, loại trừ... như vậy xác suất đáp án đúng cũng sẽ cao hơn so với việc khoanh bừa. 
  • Thí sinh có thể làm theo 3 lượt:
    • Lượt 1: Làm các câu không cần nháp. Đa phần là những câu đầu tiên (khoảng 10 – 15 câu, làm trong 15 – 20 phút).
    • Lượt 2: Làm những câu cần phải nháp, phải biến đổi. Đây là lượt làm quan trọng nhất (khoảng 20 – 25 câu, làm trong 40 – 50 phút).
    • Lượt 3: Làm những câu phân hóa mà lượt 2 vẫn chưa có cách làm (khoảng 10 – 15 câu, làm nốt trong thời gian còn lại).

Lưu ý

  • Nên đeo đồng hồ (có chức năng xem giờ cơ bản) để kiểm soát thời gian làm bài cho chủ động. Nếu không mang đồng hồ, thí sinh sẽ bị thụ động, dễ làm mất thời gian mà không biết. 
  • Cần chuẩn bị máy tính tốt nhất có thể (chú ý những loại được phép mang vào). Rèn luyện để sử dụng thành thạo các tính năng hay dùng. Dùng máy tính để giải đúng bài, đúng chức năng.
  • Sử dụng nháp hợp lí: Tờ nháp nên chia 2 cột và ghi rõ những câu chưa chắc, câu chưa làm để sau khi quay lại xem nháp vẫn có thể hiểu được đã giải được đến bước nào rồi. 
  • Cần có thời gian nghỉ ngơi: Sau khi làm được khoảng 30 phút có thể dừng lại để hít thở sâu, vươn vai nhẹ nhàng, thư giãn trước khi làm tiếp. Hãy để tâm lý thật thoải, tránh căng thẳng. 

Xem thêm:

Suzy

Tin tức liên quan

Dẫn chứng là gì? Cách lấy dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội tạo ấn tượng với người chấm 09:54 03/06/2019 Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi... Kỹ năng nhận biết các dạng biểu đồ trong đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT 16:32 21/05/2019 Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp... Thi THPT quốc gia 2020: Nên dùng bút chì loại nào để tô trắc nghiệm? 11:02 16/06/2019 Hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 đều thuộc dạng trắc nghiệm. Vì thế, việc chọn loại bút... 300 câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm về Atlat Địa lý cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 11:25 28/05/2019 Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý sẽ có các câu hỏi kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat của... Các trường Đại học tốt ở Hà Nội dành cho dân khối D 15:46 14/05/2019 Dưới đây là danh sách các trường uy tín về khối D để bạn tham khảo.  Trường ĐH Hoa Sen tổ chức thi đánh giá năng lực 09:45 20/02/2019 Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Trong đó, có phương án thi đánh giá... Toàn bộ kiến thức để làm phần ĐỌC HIỂU môn Ngữ Văn 09:21 11/05/2019 Tuyển sinh số xin tổng hợp lại toàn bộ kiến thức cần nắm rõ để làm phần đọc hiểu giúp các thí...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật