CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Mẹo đơn giản lấy điểm cao môn Giáo dục công dân trong kỳ thi THPT quốc gia

Cập nhật: 17/02/2020 icon

Giáo dục công dân không phải là môn khó lấy điểm dành cho các thí sinh. Chỉ với vài mẹo đơn giản dưới đây bạn có thể dễ dàng "ẵm" điểm cao trong kỳ thi sắp tới. 

Nắm chắc kiến thức sách giáo khoa

Thoạt đầu nhìn đề thi GDCD nhiều thí sinh sẽ cảm thấy e ngại bởi nhìn rất dài. Tuy nhiên đề thi sẽ có 40 câu hỏi cho phép bạn làm trong vòng 50 phút. Đây là khoảng thời gian hợp lý hoàn toàn có thể làm hết đề, thậm chí thừa thời gian. 

Thông thường, kiến thức trong sách giáo khoa sẽ chiếm khoảng 70% và kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ chiếm khoảng 30%. Như vậy chỉ cần ghi nhớ các kiến thức trong sách giáo khoa là bạn có thể đạt được 7 điểm môn thi này. Còn muốn đạt điểm cao hơn đòi hỏi bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin và biết liên hệ thực tế. 

Chọn được từ khóa trong câu hỏi

Từ khóa chính là mấu chốt để thí sinh giải nhanh các câu trắc nghiệm cũng như tránh việc hiểu sai đề bài. Khi đọc câu hỏi thí sinh nên tìm ra từ khóa, định hướng câu hỏi liên quan tới vấn đề gì và tìm đáp án chính xác. Không chỉ với môn GDCD, đây cũng là phương pháp cần có khi làm bài thi các môn khác.

Ví dụ: Một trong những nội dung của quyền được phát triển là công dân được:

A. Thay đổi đồng bộ cơ cấu kinh tế

B. Lựa chọn mọi nguồn quỹ phúc lợi

C. Trực tiếp ký kết hiệp định toàn cầu

D. Hưởng đời sống vật chất đầy đủ

Thí sinh xác định từ khóa trong câu hỏi trên là "quyền được phát triển" từ đó chọn được đáp án đúng là D. 

Dùng phương pháp loại trừ

Cách này giúp bạn giải quyết những câu hỏi vẫn còn đang phân vân. Một câu hỏi sẽ có 4 đáp án và nội dung thường "na ná" nhau. Tuy nhiên không phải không có cách giúp bạn loại trừ. Những lúc này, hãy thử tìm đáp án sai thay vì đáp án đúng từ đó bạn sẽ loại trừ được bớt phương án phân vân. 

Khi không còn cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng phương pháp phỏng đoán. Bạn nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời.

 

Phân bổ thời gian hợp lý, tuyệt đối không bỏ trống đáp án 

Nguyên tắc khi làm bài là bạn không được bỏ trống một câu trả lời nào dù không biết đi chăng nữa. Đầu tiên đọc lướt toàn bộ đề và tô ngay câu trả lời "trúng tủ". Sau đó, làm lần lượt các câu dễ trước. Các câu vận dụng cao có thể "để dành" để suy nghĩ, phân tích kỹ hơn. 

So với đề thi năm 2018, đề thi tham khảo môn GDCD của Bộ năm nay dễ hơn. Câu hỏi khó tập trung vào các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, đề thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp.

Xem thêm:

Suzy

Tin tức liên quan

Dẫn chứng là gì? Cách lấy dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội tạo ấn tượng với người chấm 09:54 03/06/2019 Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi... Kỹ năng nhận biết các dạng biểu đồ trong đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT 16:32 21/05/2019 Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp... Thi THPT quốc gia 2020: Nên dùng bút chì loại nào để tô trắc nghiệm? 11:02 16/06/2019 Hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 đều thuộc dạng trắc nghiệm. Vì thế, việc chọn loại bút... 300 câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm về Atlat Địa lý cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 11:25 28/05/2019 Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý sẽ có các câu hỏi kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat của... Các trường Đại học tốt ở Hà Nội dành cho dân khối D 15:46 14/05/2019 Dưới đây là danh sách các trường uy tín về khối D để bạn tham khảo.  Trường ĐH Hoa Sen tổ chức thi đánh giá năng lực 09:45 20/02/2019 Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Trong đó, có phương án thi đánh giá... Toàn bộ kiến thức để làm phần ĐỌC HIỂU môn Ngữ Văn 09:21 11/05/2019 Tuyển sinh số xin tổng hợp lại toàn bộ kiến thức cần nắm rõ để làm phần đọc hiểu giúp các thí...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật