Thói quen của học sinh thường là làm bài từ trên xuống dưới hoặc mân mê một câu khó đến khi xong mới chuyển sang câu khác. Việc này dễ khiến thí sinh không còn thời gian làm các câu còn lại, thậm chí những câu đó dễ hơn. Bạn có thể tham khảo cách phân bổ thời gian làm bài thi Vật lý theo gợi ý dưới đây.
Ma trận đề thi THPT quốc gia 2019 môn Vật lý dựa trên đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT
Thời gian: 50 phút
Số câu: 40 câu
- Thông thường từ câu 1 đến câu 26 thường được sắp xếp từ mức đồ dễ đến khó. Các câu còn lại, mức độ khó dễ có thể sắp xếp lộn xộn. Vì thế hãy đọc lướt đề một lượt trước khi làm bài.
- 12 phút đầu: Những câu đầu chủ yếu gồm lý thuyết dễ - trung bình và những bài tập có thể tìm đáp án sau khoảng 1-2 bước làm. Vì thế, thí sinh làm nhanh phần này trong vòng 12 phút đầu tiên. Việc hoàn thành những câu dễ trước giúp thí sinh hưng phấn hơn khi làm bài, tạo cảm giác tự tin để "chiến đấu" với những câu hóc búa sau.
- 13 phút tiếp theo:
- Các câu còn lại sẽ ở mức độ trung bình đến khó và có những câu vận dụng cao để phân loại thí sinh. Trước tiên hãy đọc qua một lượt các câu hỏi còn lại sau đó khoanh vùng câu nào quen thuộc mà mình đã có kiến thức và từng làm trước đó. Tuyệt đối không làm theo thứ tự ở những câu này vì có thể câu 33 lại khó hơn câu 40.
- Trong 13 phút tiếp theo, bạn có thể hoàn thành khoảng 8 câu có mức độ trung bình khó.
- 20 phút sau: Khoảng thời gian này, thí sinh có thể dùng để giải các câu khó, vận dụng cao.
- 5 phút còn lại: Thống kê lại đáp án, những câu nào không hề có kiến thức vẫn phải tô đáp án.
=> Tóm lại:
- Làm câu nào chắc "ăn" câu đó, tô đáp án luôn không "để dành"
- Đánh dấu lại những câu mà chưa tìm được lời giải dù đã suy nghĩ một lúc, nháp lại để về sau không phải giải lại từ đầu
- Rà soát lại lần cuối xem có bỏ sót câu nào chưa tô đáp án không
- Nguyên tắc là không bỏ sót câu nào dù không biết.
Xem thêm: |
Suzy