CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Chiến lược để làm bài thi môn Ngữ Văn điểm cao khi thi THPT quốc gia

Cập nhật: 03/05/2019

Ngữ Văn là môn tự luận duy nhất trong các môn thi THPT quốc gia 2019. Đây cũng là môn khó với nhiều thí sinh, đặc biệt là các thí sinh lựa chọn khối tự nhiên. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn "ẵm" điểm cao môn Văn dễ dàng hơn.

Phân bổ thời gian làm bài

Đề thi Ngữ Văn THPT quốc gia gồm 2 phần: ĐỌC HIỂU (3 điểm) và LÀM VĂN (7 điểm). Với thời gian làm bài 120 phút, bạn có thể phân bổ thời gian theo chiến lược 15/25/80 khi làm bài. Cụ thể là

  • 15 phút để làm phần ĐỌC HIỂU. Phần này chỉ chiếm 30% số điểm và không hóc búa nên bạn cần tiết kiệm thời gian và chiếm trọn 3 điểm của phần này. 
  • 25 phút để làm câu 1 của phần LÀM VĂN. Phần này thường là bàn về một đạo lý, triết lý cuộc sống như thành công, trung thực... hay hiện tượng xã hội và rút ra bài học với bản thân. Phần này cũng tương đối dễ ăn điểm vì gắn liền với thực trạng cuộc sống. 
  • 80 phút còn lại dành cho bạn làm câu 2 của phần LÀM VĂN. Đây là phần nghị luận văn học chiếm số điểm nhiều nhất trong đề thi. 

LƯU Ý: Với phần LÀM VĂN, tốt nhất bạn nên vạch ra dàn ý, có luận điểm rõ ràng. Đặc biệt là phần Nghị luận xã hội không nên viết lan man, không đúng trọng tâm, rất dễ bị trừ điểm. 

Yếu tố cơ bản để làm văn hay 

  • Đi đúng trọng tâm đề bài, không lan man, không lạc đề
  • Bài viết có mở, thân, kết bài rõ ràng, hợp lý
  • Sử dụng từ ngữ chính xác, không sử dụng những từ không phù hợp hoàn cảnh, mục đích bài viết
  • Đảm bảo ngữ pháp của câu văn, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ
  • Chữ viết sạch đẹp, không gạch xóa chi chít

Phần đọc - hiểu 

  • Đọc kỹ câu hỏi, gạch chân từ khóa quan trọng trong câu hỏi trước khi đọc đoạn văn
  • Trả lời ngắn gọn, xúc tích, đúng trọng tâm của câu hỏi

Tại phần đọc hiểu, ngân hàng kiến thức là vô cùng nhiều. Thí sinh cần phải biết những dạng câu hỏi nào thường gặp, câu hỏi nào ít gặp để khoanh vùng ôn tập.

Tham khảo:

  • Câu 1 thường là câu kiểm tra kiến thức tiếng Việt và văn học. Để làm tốt câu này, sĩ tử cần nắm rõ về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, phương thức lập luận, đề tài, thể loại,…
  • Câu 2 người học chú ý câu hỏi dạng như: "Theo tác giả, (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) được nói đến trong đoạn trích là gì?", hay "Anh/ chị hiểu thế nào về (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) trong đoạn trích trên?"...
  • Câu 3 thường ở dạng: vì sao sao tác giả cho rằng (ý kiến)?
  • Câu 4 thường kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng của thí sinh vào thực hành. Dạng câu hỏi thường gặp là: "Anh/chị có đồng quan điểm với tác giả không? Vì sao?", "Bài học rút ra từ đoạn trích trên?"...

Phần làm văn 

1. Câu 1

  • Với câu hỏi về đạo lý cuộc sống, thí sinh cần trả lời được các câu hỏi "Định nghĩa", "Tại sao?", "Ngược lại thì như thế nào?", sau đó kết luận. Bạn cần thể hiện quan điểm của mình và đưa bằng chứng trong cuộc sống để chứng minh quan điểm đó.
  • Với câu hỏi về hiện tượng trong cuộc sống, thí sinh cần trả lời các câu hỏi trọng tâm: Vấn đề gì đang diễn ra? Ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới xã hội? Nguyên nhân của hiện tượng? Bài học rút ra được sau khi chứng kiến hiện tượng đó là gì?...

2. Câu 2

Bạn nên tập trung nghe giảng, vạch ra các ý chính trong tác phẩm rồi mới học đến các chi tiết phụ. Cách này giúp bạn dễ học, dễ nhớ và không lo bỏ sót ý khi làm bài. Riêng những luận điểm chính đã giúp bạn chiếm được một lượng điểm nhất định trong tổng điểm. Vì thế nếu bạn không thể phân tích sâu thì cũng có được số điểm nhất định.

Thí sinh cũng nên tập viết nhiều, tìm và giải các đề thi của năm trước để không bỡ ngỡ. Để học hiệu quả, thí sinh có thể nhóm các tác phẩm theo từng nhóm như theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi,...), trào lưu, thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận),... để tiện ghi nhớ và phân tích.

Suzy

Tin tức liên quan

Dẫn chứng là gì? Cách lấy dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội tạo ấn tượng với người chấm 09:54 03/06/2019 Trong phần nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi... Kỹ năng nhận biết các dạng biểu đồ trong đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT 16:32 21/05/2019 Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT quốc gia yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp... Thi THPT quốc gia 2020: Nên dùng bút chì loại nào để tô trắc nghiệm? 11:02 16/06/2019 Hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT 2020 đều thuộc dạng trắc nghiệm. Vì thế, việc chọn loại bút... 300 câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm về Atlat Địa lý cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 11:25 28/05/2019 Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý sẽ có các câu hỏi kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat của... Các trường Đại học tốt ở Hà Nội dành cho dân khối D 15:46 14/05/2019 Dưới đây là danh sách các trường uy tín về khối D để bạn tham khảo.  Trường ĐH Hoa Sen tổ chức thi đánh giá năng lực 09:45 20/02/2019 Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Trong đó, có phương án thi đánh giá... Toàn bộ kiến thức để làm phần ĐỌC HIỂU môn Ngữ Văn 09:21 11/05/2019 Tuyển sinh số xin tổng hợp lại toàn bộ kiến thức cần nắm rõ để làm phần đọc hiểu giúp các thí...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật