Dưới đây là một số bẫy thường gặp trong đề thi môn Hóa THPT quốc gia, thí sinh tham khảo để không mắc phải và mất điểm đáng tiếc.
Bẫy về kiến thức lý thuyết
Chẳng hạn: bẫy phản ứng của sắt đơn chất (Fe) với chất oxy hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc nóng. Nhiều học sinh vội vàng thường kết luận trong trường hợp này Fe sẽ tạo ion Fe3+, nhưng thực tế nếu Fe dư, phản ứng hoàn toàn thì sản phẩm cuối cùng là Fe2+. Hoặc nếu các chất đều hết, có thể tạo cả hai dạng ion sắt.
=> Thí sinh nên học thật kỹ lý thuyết để tránh nhầm lẫn trong những câu hỏi thuộc phần kiến thức trọng tâm.
Bẫy về ngôn ngữ của đề
Chẳng hạn: Xà phòng hóa hết a gam etylaxetat bằng 120ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng cô cạn dung dịch được 18 gam chất rắn. Tìm giá trị của a?
Nếu hiểu không kỹ, học sinh sẽ dễ lầm đề là lượng NaOH phản ứng vừa đủ rồi tính theo số mol của NaOH ban đầu, hoặc tưởng rằng 18 gam chất rắn là muối natri axetat rồi tính theo số mol của muối. Thực chất ở đây chỉ este hết còn NaOH có thể còn dư và chất rắn có thể chứa NaOH.
Bởi vậy, thí sinh cần đặt ẩn số cho số mol của este, lập phương trình phản ứng xà phòng hóa và giải theo số mol của este.
=> Đọc kỹ đề, suy nghĩ kỹ đề để hiểu rõ ngôn ngữ trong đề
Bẫy ở dạng bài vận dụng cao
Ở những bài tập có sự hiện diện của 3 kim loại Mg , Al , Zn tác dụng với HNO3 hoặc H+ và NO3 –, do tính khử tương đối mạnh của những kim loại này nên khả năng xuất hiện NH4NO3 là rất cao (99,99% trong các bài tập hiện nay).
Trừ khi đề bài cho thêm dữ kiện chất khí nào là sản phẩm khử duy nhất của N+5, nếu không chúng ta phải hết sức cảnh giác có sự xuất hiện của NH4NO3. Đây chính là bẫy của rất nhiều bài toán, nếu học sinh bỏ qua vấn đề này sẽ dẫn đến việc áp dụng các định luật bảo toàn đưa kết quả sai như bảo toàn mol electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng hay bảo toàn nguyên tố.
Vì vậy, trong dạng bài này, học sinh nên biết được rằng sẽ có mặt của NH4NO3.
=> Chuẩn bị kỹ năng suy luận, phán đoán bằng cách luyện tập thật nhiều đề vận dụng cao.
Xem thêm: |
Suzy
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.